Lắp đặt điều hòa đúng kỹ thuật giúp tiết kiệm chi phí
889 Lượt xem 0 Bình luận
Sở hữu chiếc máy lạnh ưng ý là điều bất kỳ người dùng nào cũng mong muốn. Nhưng làm thế nào để lắp đặt điều hòa đúng chuẩn mà không ảnh hưởng đến không gian? Dưới đây là vài gợi ý hữu ích của WeAir dành cho bạn.
Nội dung
Lắp đặt điều hòa
Lắp đặt điều hòa là bước quan trọng tiếp theo sau khi bạn đã tìm mua sản phẩm thích hợp. Đừng quá phó thác vào thợ lắp máy, bạn cũng cần phải biết qua việc này. Bởi lẽ, không ai ngoài chính bạn hiểu rõ về cấu trúc ngôi nhà, đồng thời mong muốn việc làm lạnh đạt được hiệu quả tốt nhất có thể.
Cách lắp đặt điều hòa
1. Lựa chọn vị trí lắp máy lạnh
Việc lựa chọn vị trí lắp máy lạnh sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của máy. Hầu hết máy lạnh có cấu tạo chính là dàn lạnh và dàn nóng, với nguyên lý hoạt động riêng. Chính vì thế, bạn cũng cần lưu ý thêm khi thiết kế vị trí cho hai dàn này.
2. Xem xét các thông số kỹ thuật
Bạn có thể cân nhắc các thông số kỹ thuật được WeAir liệt kê dưới đây:
- Công suất máy lạnh 9000 Btu/h và 12000 Btu/h: Dây ống đồng máy lạnh nối hai dàn nóng và lạnh không vượt quá 15m, dàn nóng không đặt cao hơn dàn lạnh tối đa là 7m. Dây cáp nguồn nên dưới ≥1,5mm.
- Công suất máy lạnh 18000 Btu/h, 20000 Btu/h và 24000 Btu/h: Dây ống đồng nối không dài hơn 20m, dàn nóng không cao hơn dàn lạnh 15m. Cáp nguồn điều hòa ≥ 2,5mm.
3. Chuẩn bị đồ dùng lắp đặt điều hòa
Bạn cần chuẩn bị: Dây điện, CB điện, ống ruột để dẫn nước từ dàn lạnh ra bên ngoài, ống đồng máy lạnh, thanh chữ L để kê dàn nóng ngoài trời, miếng quấn cách nhiệt. Có thể phát sinh nhiều vật dụng khác tùy vào từng phòng, từng nhà.
Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị thêm thang, kìm, thước thủy, thước dây, máy khoan, máy hàn, máy bắn vít, băng đen, dụng cụ hút chân không, đo gas, nạp gas…
Có thể bạn chưa biết, hiện tại WeAir có cung cấp dịch vụ bảo trì, vệ sinh điều hòa chuyên nghiệp. Để được hỗ trợ, bạn có thể liên hệ hotline 088.809.9920 hoặc để lại thông tin liên lạc trên trang web của chúng tôi. |
4. Lắp dàn lạnh
Dàn lạnh là bộ phận được sắp xếp nằm ở trong phòng, nhiệm vụ chính là điều hòa không khí. Do đó, vị trí dàn lạnh cần phải tránh nơi có nhiệt độ cao (gần cửa sổ hay cửa ra vào), nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
Nếu đặt dàn lạnh tùy ý trong phòng, thì khi luồng khí lạnh hoạt động gặp khí nóng sẽ có hiện tượng ngưng tụ. Điều hòa sẽ nhiễu nước, gây ảnh hưởng đến quá trình làm lạnh.
Nơi lắp dàn lạnh lý tưởng là luồng gió được thổi dọc theo căn phòng để khí lạnh được phân bổ đồng đều. Hạn chế tình trạng gió chỉ thổi ngang hay nằm ở góc phòng. Bên cạnh đó, nếu gió nóng nằm khuất, không có chỗ thoát ra ngoài, chắc hẳn máy lạnh nhà bạn sẽ tiêu tốn nhiều điện năng và công suất bị đình trệ.
Các bước lắp dàn lạnh
Bước 1: Lắp giá đỡ của dàn lạnh
- Dùng thước để căn vị trí cho giá đỡ để máy khi lắp dàn lạnh. Máy nằm cân bằng không bị chênh hay nghiêng một bên
- Sử dụng vít để cố định và khoan lỗ luồn dây đồng cho ra ngoài
- Vị trí giá đỡ của dàn lạnh nên có độ cao thuận tiện cho việc vệ sinh, bảo dưỡng sau này
Bước 2: Đấu nối dây điện
- Mở hộp điện ở trên dàn lạnh
- Đấu nối dây điện nằm bên trong
Bước 3: Tiến hành lắp dây đồng và quấn cách nhiệt
- Kế đến, tiến hành lắp dây dẫn nước, dây đồng và quấn cách nhiệt cho cả 3 ống dàn lạnh
- Quá trình quấn dây đồng cần thực hiện đúng kỹ thuật, chắc tay để tránh không làm thoát hơi lạnh và cả môi chất làm lạnh được dẫn truyền
Bước 4: Lắp dàn lạnh lên trên giá đỡ
- Căn chỉnh và kiểm tra lần cuối vị trí đã chuẩn hay chưa
- Dàn lạnh được đưa lên lên giá đỡ
Lưu ý là dàn lạnh của điều hòa nên cách trần nhà 5cm. Trong quá trình tháo lắp, bạn nên xem qua các hướng dẫn kèm theo máy lạnh.
Ống đồng Hailiang
5. Dẫn dây đồng nối dàn lạnh đến dàn nóng
Dây đồng đóng vai trò kết nối hai dàn nóng và lạnh. Để quá trình thao tác thuận lợi, bạn nên chú ý:
- Canh ống dây cho vừa tới vị trí của dàn nóng nằm ngoài trời
- Dùng kìm chuyên dụng loe đầu ống đồng nối trực tiếp với dây đồng để đi bên ngoài nhà. Việc loe đầu ống đồng phải đúng kỹ thuật, đúng dụng cụ để hơi lạnh và môi chất làm lạnh không bị thoát hơi
- Đấu nối dây ở dàn lạnh với dây đồng nằm ngoài. Bạn nên dùng cờ lê để vặn chắc và kín hai điểm nối
Với các ống dẫn gas môi chất lạnh thường có chất liệu là ống đồng, việc xử lý phải dùng dao cắt chuyên dụng, cạo mép đầu ống sau khi cắt. Chiều dài đường ống nên trừ hao dài hơn với khoảng cách bạn đo. Và bạn cũng đừng quên cách nhiệt toàn bộ ống gas. Ngoài ra, đường ống thoát nước không nên gấp khúc tránh hiện tượng trào ngược nước.
>> Xem thêm: 10+ cách sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện và bền lâu |
6. Lắp dàn nóng
Dàn nóng thường được đặt ngoài căn phòng, cụ thể hơn là ở ngoài trời. Dàn nóng nên ở vị trí trong góc thay vì giữa tường nhằm hạn chế tiếng ồn. Lưu ý rằng giá treo dàn nóng cần được xử lý chắc chắn để chịu lực tốt. Tùy vào không gian, bạn cũng có thể thiết kế dàn nóng điều hòa nằm ở vị trí hành lang hoặc trên bê tông cửa sổ.
Để tránh hiện tượng rung lắc, bạn nên dùng chân đế cao su kê dàn nóng. Vị trí dàn lạnh được lắp nên cao hơn dàn nóng, việc này sẽ giúp dầu hồi về lốc máy dễ dàng. Về lâu dài, bạn sẽ đỡ mất thời gian và tiền bạc để sửa chữa máy lạnh.
Trong trường hợp đã lắp dàn nóng nằm cao hơn dàn lạnh trên 3m, bạn nên làm hệ thống bẫy dầu. Thao tác này sẽ giúp điều hòa hạn chế hiện tượng thiếu dầu tới dàn nóng.
Các bước lắp dàn nóng
Bước 1: Chuẩn bị phần chân đế dàn nóng
- Tiến hành đo hai chân đế cẩn thận, chú ý khoảng cách giữa hai chân để dàn nóng có vị trí cố định
Bước 2: Sử dụng thước thủy căn chỉnh vị trí lần nữa
Bước 3: Khoan và bắt vít thanh chữ L lên trên tường. Không nhất thiết phải gắn dàn nóng trên tường, tùy vào địa hình nhà, bạn có thể đặt dàn nóng nằm ngay trên mặt đất.
Bước 4: Sau khi đã đặt dàn nóng vào vị trí, cần đấu nối dây đồng đã nối trước đó vào dàn nóng. Sử dụng cờ lê để cố định lần nữa. Cẩn thận hơn thì bạn có thể dùng khóa lục giác vặn thử kiểm tra gas của dàn nóng có bị rò rỉ hay hoạt động tốt.
Bước 5: Kế đến, bạn cần quấn cách nhiệt cẩn thận cho môi chất trên dàn nóng và van gas. Và tiến hành đấu nối điện cho dàn nóng. Như vậy việc lắp đặt điều hòa hai dàn nóng lạnh đã được hoàn tất.
7. Hút chân không và mở gas
Bạn cần đến một đồng hồ đo áp suất để kết nối tiện lợi với máy hút chân không. Sau đó, nối đầu còn lại của máy hút với dàn nóng. Tiến hành khởi động máy hút chân không để máy hoạt động hút các không khí còn sót lại ở đường ống. Ngưỡng lý tưởng độ chân không 6 – 13 Pa.
Nên nhớ rằng bạn không mở van hồi và van cấp dịch khi lắp đặt điều hòa chưa xong. Khi xuất xưởng, dàn nóng đã được nạp sẵn gas nên bạn không cần phải hút chân không.
8. Tiến hành chạy thử điều hòa
Lúc này, bạn chỉ cần bật thử điều hòa để xem hoạt động của máy diễn ra có bình thường hay không. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra đường ống dẫn, ống thoát nước để xử lý kịp thời khi có sự cố.Những lưu ý bạn cần biết khi lắp đặt điều hòa
>> Xem thêm: 10 cách khử mùi hôi trong phòng máy lạnh hiệu quả nhất |
Lắp đặt điều hòa không phải là điều dễ dàng vì quá trình này đòi hỏi bạn phải có chuyên môn và kỹ thuật. Các bước hướng dẫn lắp đặt điều hòa có thể hỗ trợ bạn nhưng không thể đem lại kết quả tốt nhất. Chưa kể đến, việc tự ý lắp đặt máy lạnh sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian của bạn.
1. Chú ý công suất
Trước khi lắp đặt máy lạnh, bạn cần nắm rõ diện tích không gian sử dụng thiết bị. Với phòng có diện tích dưới 20m2 thường dùng máy lạnh công suất 9000 Btu/h, phòng 20m2 – 30m2 dùng máy lạnh công suất 12000 Btu/h. Và diện tích phòng từ 30m2 thì có các máy 18000 Btu/h, 20000 Btu/h, 24000 Btu/h.
Thao tác này sẽ giúp bạn tận hưởng không gian máy lạnh hiệu quả đồng thời tiết kiệm chi phí sinh hoạt hàng tháng.
2. Xác định vị trí lắp đặt
Như đã trình bày ở trên, việc lắp đặt máy lạnh cần chú ý đến vị trí máy, và vị trí dàn lạnh, dàn nóng. Bạn cần nghĩ đến ai là người dùng chính trong căn phòng. Nếu là người già, trẻ em thì máy lạnh nên xa giường, còn với không gian chung thì gió nên thổi trực tiếp trung tâm.
Thông thường, vị trí lắp đặt thường chịu ảnh hưởng về tính thẩm mỹ. Do đó bạn có thể tính toán sớm từ lúc xây nhà hoặc có phương án linh động phù hợp. Đồng thời, hạn chế các vật cản xung quanh hay che chắn quá kín. Bạn có thể sử dụng tấm bạc chống nhiệt cho dàn nóng để tiết kiệm điện năng hơn.
3. Sắp xếp nội thất
Nhằm đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng máy lạnh, việc sắp xếp nội thất cũng là điều đáng chú ý. Các vật dụng có kích thước lớn như tủ, kệ… không nên để che khuất hay cản trở luồng khí lạnh.
4. Đội ngũ thợ lắp đặt điều hòa uy tín
Có thể không tránh khỏi những sai sót như máy lạnh hoạt động không đúng chức năng, chảy nước, khí gas bị rò rỉ… trong quá trình lắp đặt. Điều này vừa làm mất thời gian, chi phí vừa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn.
Máy lạnh của bạn sẽ hoạt động mượt mà và đi kèm các lợi ích:
- Hạn chế các sự cố phát sinh
- Được hỗ trợ, tư vấn về việc lắp đặt điều hòa đúng quy chuẩn
- Đội ngũ có chuyên môn sẽ đảm bản máy lạnh bạn có tình trạng chạy máy tốt nhất.
Thông thường, khi mua máy lạnh thì nhiều cửa hàng sẽ có hỗ trợ dịch vụ lắp đặt thiết bị. Trong trường hợp không được hỗ trợ, bạn có thể cân nhắc sử dụng đến dịch vụ kỹ thuật điện lạnh mà WeAir cung cấp nhé!
Hy vọng từ những thông tin chúng tôi cung cấp, bạn đã có thêm thông tin về việc lắp đặt điều hòa và các lưu ý đi kèm. Chúc bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời bên chiếc máy lạnh ưng ý. Cần hỗ trợ kỹ thuật, đừng ngại ngùng mà hãy liên hệ WeAir ngay nhé!
>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị làm lạnh của Weair |
Tổng hợp bởi: WeAir.vn
|
LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT WEAIR
☎ Hotline: 0888.0999.20 (Zalo)
☎ Kỹ thuật: 0888.0999.16
© Website: https://weair.vn/
© Email: info@weair.vn
☞ Trụ sở chính: 43L Hồ Văn Huê, P. 9, Q. Phú Nhuận, TP. HCM
☞ Văn phòng đại diện: Tầng 10 – Park 7 – Vinhome Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. HCM