Hệ thống thông gió là gì và những lưu ý khi sử dụng

1319 Lượt xem 0 Bình luận

Hệ thống thông gió đóng vai trò quan trong việc bảo đảm không khí được luân chuyển ổn định. Để hiểu rõ hơn về chức năng của hệ thống thông gió. Mời bạn xem qua nội dung dưới đây từ WeAir nhé!

1. Hệ thống thông gió là gì?

Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng gia tăng đáp ứng được nhu cầu của con người. Chính vì thế, nhiều quá trình sản xuất được hình thành, các tòa nhà cao tầng, nhà máy công nghiệp được xây dựng nhiều hơn. Kéo theo đó là sự thay đổi về khí hậu. Nguồn không khí bị ô nhiễm tác động trực tiếp đến sức khỏe con người. 

Để bảo đảm chất lượng sống, việc loại bỏ hoặc giảm thiểu khí độc hại là điều cần thiết. Do đó, hệ thống thông gió được ra đời. 

Thông gió là việc dùng các thiết bị như quạt gió, ống gió, cửa thông gió… nhằm điều hòa không khí. Quá trình này nhằm trao đổi, thay thế đem đến không khí trong lành cho khu vực sử dụng.

Hệ thống thông gió là hệ thống giúp không khí lưu thông dễ dàng trong không gian. Không gian có thể bị giới hạn và loại bỏ được không khí ô nhiễm. Hệ thống có thể ứng dụng ở các môi trường khác nhau. Ngoài ra, hệ thống này còn được để dùng duy trì nhiệt độ và độ ẩm, lọc chất gây dị ứng, trao đổi khí O2 và CO2

Có thể tổng kết vai trò của hệ thống thông gió là:

  • Đẩy nhiệt độ và độ ẩm thừa ra bên ngoài
  • Cung cấp Oxy cần thiết cho người dùng
  • Thải các chất độc hại ra ngoài, thông thường là khí CO2
  • Được dùng để khắc phục sự cố phát sinh như hỏa hoạn hay lan tỏa chất độc

2. Phân loại hệ thống thông gió

Việc phân loại hệ thống thông gió còn tùy thuộc vào tính năng của hệ thống. Thông thường sẽ được chia theo như sau:

Theo hướng chuyển động của gió

Thông gió kiểu thổi

  • Không khí sạch được thổi vào phòng và không khí trong phòng được đẩy ra ngoài thông qua khe hở. Kiểu thông gió này dựa vào việc chênh lệch cột áp. Do đó có thể thổi đến các vị trí cần dùng, nơi có tốc độ gió lớn và có nhiều người. 
  • Nhược điểm lớn nhất là áp suất trong phòng luôn là dương nên gió có thể tràn ở mọi hướng. Điều này làm chúng ta khó kiểm soát ở những nơi không cần đến.

Thông gió kiểu hút

  • Hệ thống thông gió này sẽ hút xả không khí bẩn ra khỏi phòng và để không khí bên ngoài tràn vào phòng. Bạn có thể dùng thông gió hút xả để hút trực tiếp tại nơi ô nhiễm không khí. Quá trình này hạn chế việc phát tán khí bẩn ra khỏi phòng, lượng gió lưu thông không cần quá lớn nhưng vẫn đem lại hiệu quả. 
  • Nhược điểm là quá trình tuần hoàn không đáng kể do đó khí tràn vào phòng khó kiểm soát. Và cũng giống kiểu thông gió thổi khí có thể đến những nơi bạn không mong muốn. 

Thông gió kết hợp

  • Đây là hình thức hệ thống thông gió vừa thổi lẫn hút xả. Hệ thống quạt hút và thổi sẽ loại bỏ tốt không khí bị nhiễm bẩn, thổi đến lượng gió tươi mới đến vị trí bạn mong muốn.
  • Thông gió kết hợp có thể khắc phục nhược điểm hai hình thức trên. Song chi phí bạn bỏ ra cũng khá nhiều.

Theo phương pháp tổ chức

Hiện tại có hai hình thức thông gió chính là thông gió cục bộ và thông gió tổng thể. 

  • Thông gió cục bộ: Sử dụng cho khu vực nhỏ trong phòng hoặc phòng có chất độc hại lớn
  • Thông gió tổng thể: Được dùng cho tổng thể phòng hoặc các công trình

Động lực tạo ra thông gió

Xét theo động lực tạo ra thông gió, hệ thống thông gió hình thức này có hai loại:

  • Thông gió tự nhiên: Dựa vào chênh lệch cột áp để trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời. Cột áp được tạo nên dựa vào chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài phòng do dòng gió tạo thành. 
  • Thông gió cưỡng bức: Ngoại lực tác động chính là nhờ vào quạt. 

Mục đích sử dụng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, sẽ có các hệ thống thông gió tương thích:

  • Thông gió dùng cho sự cố: Hầu hết các công trình lớn đều trang bị hệ thống thông gió nhằm giải quyết vấn đề khi có sự cố. Thường dùng để phòng ngừa tai nạn tràn hóa chất. Khi có vấn đề, hệ thống sẽ loại bỏ khí độc tới nơi cần thiết. 
  • Thông gió bình thường: Với mục đích này thì hệ thống loại bỏ chính nhiệt độ, độ ẩm thừa, không khí bụi bẩn và cung cấp Oxy cho người dùng.
  • Dùng trong hỏa hoạn: Nhằm ngăn lửa không đến khu vực lối thoát hiểm và cầu thang, hệ thống thông gió sẽ tạo áp lực dương ở khu vực này. Và chỉ khi khẩn cấp, hệ thống mới hoạt động.

Có thể bạn chưa biết, hiện tại WeAir có cung cấp dịch vụ bảo trì, vệ sinh điều hòa chuyên nghiệp. Để được hỗ trợ, bạn có thể liên hệ hotline 088.809.9920 hoặc để lại thông tin liên lạc trên trang web của chúng tôi.

3. Vì sao cần sử dụng hệ thống thông gió?

Một trong những nguyên nhân chính để sử dụng hệ thống thông gió là nhằm cải thiện chất lượng không khí. 

Nguyên nhân làm giảm chất lượng không khí

Có rất nhiều nguyên nhân khiến không khí bị ô nhiễm, bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt hay trong sản xuất công nghiệp. 

  • Sinh hoạt hàng ngày: Sử dụng than tổ ong, khí gas để đun nấu. Có nhiều phương tiện thải khí thải ra môi trường như xe máy, ô tô…
  • Mật độ dân số: Mật độ dân số ngày càng tăng khiến lượng khí oxy không cung cấp đủ.
  • Sự phát triển nhà máy, khu công nghiệp: Quá trình sản xuất sử dụng nhiều chất đốt, thải ra các khí độc hại.
  • Điều kiện tự nhiên: Do các tác nhân như gió, bão, núi lửa hoạt động, hiện tượng Trái đất nóng lên. Thêm vào đó ở môi trường quá ẩm cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. 
  • Vấn đề chất thải: Các chất thải không được xử lý tốt tác động đến nguồn không khí.

Sự ảnh hưởng của không khí ô nhiễm

Có một sự thật hiển nhiên, khi không khí bị ô nhiễm thì nhân tố chịu ảnh hưởng lớn nhất vẫn là chúng ta. 

  • Hô hấp: Thường xuyên hít phải khí bẩn, đôi khi kèm chất độc sẽ khiến phổi dễ tổn thương.
  • Tim mạch: Tăng nguy cơ các bệnh về tim như đau tim, rối loạn tim…
  • Ung thư: Đây cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn hình thành bệnh ung thư. 
  • Tiểu đường: Khi cơ thể phải chống chọi liên tục chất ô nhiễm và bị viêm tổn thương, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Não bộ: Quá trình ô nhiễm không khí còn có thể tác động đến khả năng nhận thức của não bộ. 
  • Da: Đây là vùng chịu ảnh hưởng thể hiện rõ nhất. Da sẽ bị tác động đẩy nhanh quá trình lão hóa. 

Với những ảnh hưởng từ không khí ô nhiễm, việc sử dụng hệ thống thông gió thật sự cần thiết.

4. Các lưu ý quan trọng khi sử dụng hệ thống thông gió tòa nhà

Trước khi sử dụng hệ thống thông gió, bạn cần chú ý đến việc thiết kế hệ thống như thế nào. Cân nhắc đến lưu lượng gió cần hút và cấp như thế nào để chọn quạt thông gió phù hợp. 

Tham khảo sơ đồ hệ thống thông gió, lựa chọn vị trí lắp đặt. Trong trường hợp không gian lắp đặt của bạn không đủ, bạn có thể điều chỉnh kích thước cửa gió thay vì lắp thêm nhiều cửa trên đường ống. 

Việc tính toán, cân nhắc khi thiết kế là điều cần thiết. Vì nếu không giải quyết được khí ứ đọng, không khí không thể lưu thông. Ngoài ra, khi chọn lựa quạt hút gió, bạn nên chọn quạt có công suất lớn và hạn chế tiếng ồn.

Lưu ý khi lắp đặt hệ thống thông gió

  • Tính toán vị trí, số lượng quạt, công suất hoạt động: Đây là những yếu tố quan trọng hàng đầu. Khi lắp đặt quạt thông gió, bạn hãy để quạt ở nơi có vị trí cao ngang đầu người, ít người qua lại càng tốt. Bởi những nơi có nhiều người qua lại thì với áp lực hút gió cao không tốt cho sức khỏe. 
  • Chọn hệ thống thông gió phù hợp: Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng ở không gian như thế nào và tài chính mà bạn lựa chọn hệ thống. Với hệ thống thông gió dành cho tòa nhà sẽ có thêm hệ thống hút khói hành lang, hệ thống tạo áp khu vực thang thoát hiểm, hút khói tầng để xe… 
  • Diện tích đường dẫn không khí lớn: Để trong thời gian ngắn nhất, khi có sự cố, lượng khí cần cấp và hút phải được thực hiện nhanh chóng. 
  • Tính toán nguồn điện cung cấp cho hệ thống: Việc sử dụng hệ thống thông gió sẽ tiêu tốn nhiều điện năng. Bạn nên tính toán trước đó nguồn điện năng cung cấp để quá trình vận hành không gián đoạn.
  • Kích thước chiều cao của hệ thống thông gió với công trình sử dụng.
  • Trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy đúng quy định.
  • Cân nhắc độ bền, chi phí đầu tư và việc bảo trì bảo hành hệ thống.
  • Liên hệ đội ngũ có chuyên môn: Để hệ thống hoạt động đúng chức năng, bạn cần liên hệ đội ngũ chuyên môn. Quá trình thực hiện cần được lên chi tiết cụ thể, rõ ràng từ thiết kế, lựa chọn và chi phí.

Hy vọng nội dung trên của WeAir đã giúp bạn hiểu thêm về hệ thống thông gió, cũng như các lưu ý quan trọng. Chúng tôi mong muốn những thông tin này sẽ hỗ trợ bạn tốt trong quá trình sử dụng.

 

Xem thêm:

>> Hệ thống lạnh là gì? Nên chọn VRV, VRF hay Chiller?

>> Máy lạnh 1 chiều và 2 chiều? Cách khắc phát triệt để máy lạnh nhiễu nước

Tổng hợp bởi: WeAir.vn

WeAir là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ bảo trì hệ thống lạnh, vệ sinh máy lạnh, sửa chữa điều hòa, thi công lắp đặt máy lạnh chuyên nghiệp tại TP. HCM. Với đội ngũ kỹ thuật hơn 10 năm trong nghề, WeAir thực hiện trên hầu hết các dòng máy Chiller, VRV, Máy lạnh âm trần, máy lạnh đứng, máy lạnh treo tường dân dụng,…

WeAir đã và đang bảo trì, sửa chữa và vệ sinh máy lạnh định kỳ cho các đối tác là doanh nghiệp, chuỗi cửa hàng, tòa nhà văn phòng, căn hộ chung cư như: Vinhome Central Park, Khu Đô Thị Sala, The Manor, Masterise Thảo Điền, Tập đoàn Sheico, siêu thị Mega Market, SAWACO, cửa hàng COZY, B’smart, Pharmacity, Là Việt Coffee,…

Để được hỗ trợ, bạn có thể liên hệ hotline 088.809.9920 (Zalo) học Inbox để được tư vấn, khảo sát, báo giá và khắc phục triệt để vấn đề về máy lạnh mà bạn đang gặp phải.

LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT WEAIR

☎ Hotline: 0888.0999.20 (Zalo)

☎ Kỹ thuật: 0888.0999.16

© Website: https://weair.vn/

© Email: info@weair.vn

☞ Trụ sở chính: 43L Hồ Văn Huê, P. 9, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

☞ Văn phòng đại diện: Tầng 10 – Park 7 – Vinhome Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Nhận xét

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các ý kiến